Khoa Quản Trị Kinh Doanh – 55 năm xây dựng và phát triển

 PGS.TS Lê Công Hoa

 Tr­ưởng khoa Quản trị Kinh doanh

 

Kính thưa quý vị khách quý!

Kính thưa các thế hệ giảng viên, cán bộ, sinh viên, cựu sinh viên đã và đang giảng dạy, công tác, học tập, nghiên cứu tại Khoa Quản trị Kinh doanh và các đối tác của Khoa!

Trước hết, thay mặt Ban lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý vị đại biểu, tới tất cả các thế hệ thầy trò Khoa Quản trị kinh doanh đã giành chút thời gian quý báu về tham dự buổi họp mặt kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Quản trị kinh doanh hôm nay.

Sự có mặt đông đủ của quý vị đại biểu, các thế hệ giảng viên, cán bộ, sinh viên, cựu sinh viên và các đối tác của Khoa đã mang lại bầu không khí đoàn kết, ấm áp, vui vẻ trong ngày lễ kỷ niệm và là nguồn động viên vô cùng to lớn cho Khoa trong chặng đường phát triển tiếp theo.

Năm nay, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tiền thân là Khoa Công – Nông (thời kỳ 1956-1965), Khoa Kinh tế Công nghiệp (thời kỳ 1965-1990), Khoa Quản trị Kinh doanh Công nghiệp và Xây dựng (thời kỳ 1990-2003) và Trung tâm Quản trị Kinh doanh tổng hợp (thời kỳ 1996-2003) vừa tròn 55 tuổi. 55 năm một chặng đường vừa đủ để khẳng định sự trưởng thành, vững mạnh và tầm vóc của một khoa lớn của Trường. Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập hôm nay là một cột mốc đáng nhớ trong tâm trí của mỗi giảng viên và sinh viên Khoa chúng ta.

55 năm xây dựng và phát triển của Khoa có thể được chia thành 05 giai đoạn chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, giai đoạn 1956 – 1965. Đây là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, nhưng hết sức cơ bản cho những chặng đường phát triển tiếp theo. Tổ Công nghiệp trong Khoa Công – Nông tập hợp các thầy cô giáo từ những lĩnh vực chuyên môn khác nhau chuyển sang, chủ yếu là tốt nghiệp các trường Đại học ở Liên Xô và Trung Quốc về, hoặc mới tốt nghiệp những khoá đào tạo đầu tiên thuộc hệ chuyên tu và dài hạn tập trung. Trong giai đoạn này, Khoa đào tạo bậc đại học với các hệ chuyên tu và dài hạn tập trung thuộc chuyên ngành Kinh tế công nghiệp để đáp ứng nhanh nhu cầu cán bộ quản lý công nghiệp ở các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy cũng như nhu cầu cán bộ quản lý của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Trong giai đoạn này, ngoài việc giảng dạy, các thầy cô giáo của Khoa còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực tế, mà điển hình là sự tham gia của nhiều thầy cô giáo vào cuộc vận động “ba xây, ba chống” và vào hoạt động “cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh” trong những năm 60.

Thứ hai, giai đoạn 1965 – 1975. Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển Khoa trong điều kiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1965, Khoa Kinh tế công nghiệp được chính thức thành lập trên cơ sở tách từ Khoa Công – Nông. Nhiệm vụ của Khoa lúc này là đào tạo chuyên ngành Kinh tế công nghiệp với các hệ dài hạn tập trung, chuyên tu ngắn hạn và dài hạn, tại chức và bồi dưỡng không cấp bằng. Về cơ cấu tổ chức, Khoa có 3 bộ môn là Bộ môn Kinh tế công nghiệp, Bộ môn Kinh tế xí nghiệp công nghiệp và Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp (sau này là Ban kỹ thuật cơ sở). Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, các bộ môn trong Khoa đã hết sức chú trọng biên soạn và hoàn thiện hệ thống giáo trình theo hướng Việt Nam, cơ bản và hiện đại, thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt và phục vụ tốt”. Các thầy cô giáo của Khoa lần lượt được cử “đi thực tế” tại các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, hợp tác xã thủ công nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Hoà chung với khí thế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, một số thầy cô giáo và sinh viên của Khoa đã lên đường nhập ngũ, trong số họ đã có người hy sinh anh dũng trên chiến trường, góp phần xương máu vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Thứ ba, giai đoạn 1976 – 1990. Đây là giai đoạn chia sẻ một phần lực lượng giáo viên cho một số trường ở miền Nam và chuẩn bị các điều kiện để phát triển Khoa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Một số giảng viên và cán bộ của Khoa đã chuyển vào làm lực lượng nòng cốt để thành lập Khoa Kinh tế (sau này là Trường Đại học kinh tế) của Đại học Đà Nẵng và Khoa Kinh tế công nghiệp (sau này là Khoa Quản trị kinh doanh) của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn này, các thầy cô giáo Khoa Công nghiệp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc đại học các hệ dài hạn chính quy, chuyên tu, tại chức thuộc chuyên ngành Kinh tế công nghiệp và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản lý kinh tế. Song song với việc hoàn thiện các giáo trình Kinh tế công nghiệp và Kinh tế xí nghiệp công nghiệp, Khoa đã tích cực biên soạn hệ thống các chuyên đề, bài giảng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý. Các thầy cô giáo trong Khoa đã tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường và biên dịch các giáo trình của nước ngoài về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đó là nền tảng quan trọng cho việc đổi mới mục tiêu, chương trình và giáo trình trong giai đoạn tiếp theo.

Từ năm 1977, Trường Đại học Kinh tế quốc dân bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo NCS. Khoa Công nghiệp là một trong những đơn vị đầu tiên được Trường giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao (tiến sỹ) với chuyên ngành Kinh tế công nghiệp cũng bắt đầu từ năm đó.

Thứ tư, giai đoạn từ 1991 đến 2003. Đây là giai đoạn đầu phát triển Khoa trong điều kiện cơ chế quản lý mới.

Năm 1991, Khoa Công nghiệp được đổi tên thành Khoa Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng. Đó không phải là sự thay đổi thuần tuý về tên gọi, mà là sự thay đổi cơ bản về mục tiêu, chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, học liệu. Từ chỗ đào tạo chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Khoa chuyển đổi sang đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với việc tiếp tục đào tạo bậc cử nhân các hệ chính quy, tại chức và văn bằng II, Khoa tiếp tục mở rộng đào tạo bậc tiến sĩ và thạc sĩ. Cũng từ năm 1991, Khoa chính thức đảm nhận đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng. Năm 1996, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Khoa mở thêm chuyên ngành Quản trị chất lượng đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh chuyên sâu vào chức năng quản trị chất lượng của các doanh nghiệp và các tổ chức. Cũng trong thời gian này, Ban Giám hiệu thành lập Trung tâm Đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp với nhiệm vụ đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh chung cho các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế. Năm 2003, theo sự sắp xếp lại tổ chức của trường, Trung tâm Đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp được chuyển về Khoa, đồng thời Khoa cũng được chính thức đổi tên thành Khoa Quản trị kinh doanh.

Song song với việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo vµ biªn so¹n gi¸o tr×nh, Khoa cũng quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn phục vụ doanh nghiệp. Nhiều đề tài khoa học đã được thực hiện, từ việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, các đề tài thuộc các chương trình khoa học x· héi cấp nhà nước, đến c¸c đề tài cấp Bộ và cấp thành phố, đề tài hợp tác quốc tế vµ ®Ò tµi t­ vÊn cho doanh nghiÖp.

Thứ năm, giai đoạn từ 2003 đến nay. Đây là giai đoạn đổi mới và phát triển toàn diện trong diện điều kiện Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện trọng trách “Đổi mới, hội nhập, phát triển”.

Cùng với việc kiện toàn lại tổ chức Trường, năm 2008 Bộ môn Văn hóa kinh doanh và Trung tâm Đào tạo và Phát triển quản lý Việt Nam – Thụy Sỹ (SAV) được chuyển về Khoa; chuyển Bộ môn Quản trị chất lượng vào Bộ môn Quản trị Kinh doanh tổng hợp; đổi tên Bộ môn Kinh tế, Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng thành Bộ môn Quản trị doanh nghiệp; đổi tên Trung tâm tư vấn và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành Trung tâm tư vấn doanh nghiệp (ECC). Tháng 10 năm 2010, Ban Giám hiệu đã đồng ý để Khoa mở và tuyển sinh chuyên ngành mới – Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp chất lượng cao. Đến nay đã có 02 khóa đào tạo theo chuyên ngành này. Mục tiêu chính của việc sắp xếp lại tổ chức là đẩy nhanh quá trình hội nhập phát triển, phấn đấu nhanh chóng đạt các chuẩn quốc tế về đào tạo quản trị kinh doanh và đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực quản trị kinh doanh chất lượng cao của xã hội.

Về mặt tổ chức, hiÖn nay Khoa có 3 bộ môn (Quản trị doanh nghiệp (DIM), Quản trị kinh doanh tổng hợp (DGM) và Văn hóa kinh doanh (DBC). Ngoài ra, Khoa còn có Trung tâm Tư vấn doanh nghiệp (ECC) và 03 tổ chức của sinh viên là Câu lạc bộ doanh nhân tương lai (CFE), Đội sinh viên tình nguyện Khoa Quản trị kinh doanh (STQ) và Ban liên lạc cựu sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh (CSQ).

55 năm qua, Khoa Quản trị kinh doanh không ngừng trưởng thành và phát triển. Về đào tạo, cho đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 18.000 cử nhân (trong đó có 6000 cử nhân chính quy, 8500 cử nhân vừa làm vừa học, 2000 cử nhân văn bằng 2 và 1500 cử nhân hệ liên thông), 700 thạc sĩ và 160 tiến sĩ. Những người đã tốt nghiệp hiện có mặt ở khắp mọi miền của đất nước, nhiều người đang giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong các viện nghiên cứu và các trường đại học, trong các doanh nghiệp thuộc mọi phần kinh tế. Hiện tại, Khoa có khoảng 5000 sinh viên, cao học viên, NCS đang theo học thuộc các hệ, các loại hình đào tạo khác nhau tại Khoa.

Về nghiên cứu khoa học, giảng viên của Khoa đã chủ trì hoặc tham gia khỏang 200 chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học các cấp; tham gia giải quyết các vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất – kinh doanh của đất nước. Về xây dựng đội ngũ, từ 5 giáo viên trong buổi ban đầu, tính đến nay đã có gần 130 cán bộ, giảng viên đã từng công tác tại Khoa qua các thời kỳ. Hiện tại, đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Khoa có 50 người, trong đó có 2 GS, 8 PGS, 17 TS và 29 Ths. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm với 2 GS, 8 PGS, 20 TS và 10 thạc sỹ. Noi theo tấm gương của các thầy cô giáo thuộc các thế hệ trước, đội ngũ giảng viên hôm nay của Khoa luôn chú trọng rèn luyện và học tập nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Những giai đoạn phát triển của Khoa trong 55 năm qua có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, nhưng xuyên suốt đó là quá trình phát triển liên tục, giai đoạn sau và thế hệ sau luôn trân trọng và kết thừa những truyền thống do thế hệ trước để lại, tiếp tục phát triển thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới, đáp ứng yêu cầu phát triển mới và qua đó đã rút ra nhiều bài học hữu ích. Đó là không ngừng đổi mới và phát triển; coi trọng tri thức, hội nhập, nhưng vẫn giữ vững truyền thống quý báu; coi trọng nhân văn và tinh thần đoàn kết trong đại gia đình Khoa Quản trị kinh doanh…Những bài học truyền thống ấy là niềm tự hào và cũng là động lực thúc đẩy giảng viên, cán bộ và sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tiếp tục phấn đấu toàn diện để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Chứng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà trường, của các tổ chức trong Trường, các cơ quan, doanh nghiệp đối với sự phát triển của Khoa trong những năm tới.    

Một lần nữa, cho phép tôi được tri ân và gửi lời cám ơn sâu sắc tới tất cả các thế hệ thầy trò Khoa Quản trị kinh doanh – Những người đã và đang có sự góp sức vô cùng quan trọng trong bước đường phát triển không ngừng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.